Tổng hợp các lỗi thường gặp ở máy pha cà phê

Ở những quán cà phê lớn hay những quán nhỏ nhưng có lượng khách ra vào đông thì máy pha cà phê thường xuyên phải hoạt động liên tục.
Nên trong quá trình sử dụng máy pha cà phê sẽ không tránh khỏi các vấn đề về máy và gây ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị của cà phê cũng nhưng quá trình hoạt động của quán.

Nếu không phát hiện lỗi và sửa chữa kịp thời sau một thời gian ngắn máy sẽ hư hỏng nặng dẫn đến tình trạng giảm độ bền cũng năng suất hoạt động của máy về sau. Ở bài viết này là tổng hợp những lỗi thường gặp ở máy pha cà phê giúp chủ quán nhận biết và sửa chữa kịp thời.

Nhận biết và khắc phục khi máy pha cà phê bị lỗi
1. Lỗi họng pha cà phê bị nghẹt nước, ra ít hoặc không ra nước
Nguyên nhân:  

  • Trong cà phê có chứa tinh dầu nhờn nên khi khách hàng không vệ sinh họng pha hàng ngày và hàng tuần dùng bột để vệ sinh sẽ dẫn đến tình trạng tinh dầu nhờn phủ kín hết bề mặt lưới chia nước và bịt kín lỗ thoát nước dẫn đến tình trạng họng pha bị nghẹt nước.
  • Quán cà phê của bạn không sử dụng bình lọc nước DVA và lọc RO nên sẽ gặp tình trạng nước bẩn có rêu cùng tạp chất bị hút vào trong Valve chia nước tại họng pha.
  • Dẫn đến tình trạng tắc Valve nước sẽ không ra được hoặc ra nhỏ giọt, nếu cứ để tình trạng như vậy không lọc Canxi thì lâu dần canxi sẽ tích tụ gây tắc và bịt kín đường ống dẫn nước.
  • Lỗi do hỏng Valve điện từ (cuộn coil) khi hỏng valve điện từ thì 100% nước sẽ không ra tại họng pha vì không đóng mở được valve chia nước tại họng pha. Một số những nguyên nhân tới từ bơm tăng áp bị hỏng cũng gây hiện tường nghẹt nước.
  • Kiểm tra nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt nước, ra ít hoặc không ra nước

Cách khắc phục:

  • Nhắc nhở Barista và nhân viên quầy pha chế vệ sinh họng pha hàng ngày bằng bột vệ sinh, tháo lưới chia nước 5 ngày/ lần để vệ sinh sạch bên trong.
  • Lắp đặt hệ thống máy lọc nước lắp đồng thời máy lọc nước DVA và RO để đảm bảo việc loại bỏ canxi và các tạp chất gây tắc nghẽn hư hại máy pha.
  • Nên thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện có liên quan để kịp thời phát hiện lỗi sớm.


2. Lỗi nhiệt độ nước ra thấp không đảm bảo nhiệt độ
Nguyên nhân:

  • Nếu nhiệt độ quá thấp dưới 90 độ thì có thể nguyên nhân gây ra do áp suất hơi bên trong boiler chưa đạt mức tiêu chuẩn, áp suất dưới 0,8 bar
  • Do Valve điện từ chia nước tại họng pha bị tắc nên lượng nước sôi đi ra ít không đủ để hòa cùng nước lạnh dẫn đến tình trạng nhiệt độ của nước chiết xuất thấp không đủ nhiệt độ để pha cà phê.
  • Còn có thể do một số nguyên nhân khác như: bị hỏng bộ điều khiển nhiệt độ.

Cách khắc phục:

  • Khách hàng nên kiểm tra và điều chỉnh áp suất hơi lên mức tiêu chuẩn từ 1- 1,2 bar đảm bảo cho nhiệt độ bên trong cân bằng và ổn định nhiệt lên bề mặt nước sôi bên trong.
  • Nếu trong trường hợp tắc valve thì bạn cần tiến hành vệ sinh để thông tắc valve đảm bảo lưu lượng dòng chảy của nước đạt chuẩn để không ảnh hưởng đến quá trình chiết suất cà phê.

3. Lỗi vòi đánh sữa không ra hơi hoặc ra yếu
Nguyên nhân:

  • Trong quá trình sử dụng khách hàng không thường xuyên vệ sinh vòi đánh hơi nên dẫn đến tình trạng sữa đặc bị keo lại kết dính gây tắc nghẽn lỗ xả hơi của vòi.
  • Phía bên trong van xả hơi sẽ có chốt khi vặn vòi sẽ kéo chốt để mở cửa xả nếu van xả hơi bị lỏng chốt hoặc bị hỏng chốt dẫn đến không mở được tối đa công xuất dẫn tới vòi bị yếu.
  • Trong một vài trường hợp khác cũng có thể do thanh đốt của máy gặp vấn đề ở 1 hoặc 2 thanh dẫn tới khả năng bù nhiệt tạo áp suất của máy chậm, không đủ áp suất trong quá trình đánh sữa.


Cách khắc phục:

  • Kiểm tra lỗ thoát hơi của vòi đánh sữa xem có bị tắc hay không, nếu bị tắc lấy kim vệ sinh đầu vòi hoặc dùng 1 ca nước sục vòi đánh sữa trong 30 giây để làm sạch cặn sữa còn dính lại bên trong.
  • Sau mỗi lần đánh sữa hãy xả hơi 2 giây để xả hết sữa còn dính lại trong vòi, sau đó dùng khăn ướt lau vòi sau mỗi lần đánh sữa.
  • Khi thực hiện các thao tác vệ sinh mà vẫn thấy hơi yếu thì bạn nên tiến hành kiểm tra thanh đốt và van xả hơi xem có gặp vấn đề không.

4. Lỗi rỉ nước ở mép Headgroup khi chiết xuất cà phê
Nguyên nhân:

  • Máy sử dụng lâu ngày gioăng cao su tại vị trí họng pha sẽ bị nhiệt hóa gây cứng và làm gioăng mất khả năng đàn hồi nên khi chiết xuất cà phê handle không ép kín vào mép gioăng được gây ra tình trạng rò rỉ nước tại họng pha.
  • Do cặn bẩn và bã cà phê bám trên bề mặt gioăng cao su nên khi đưa handle vào lắp cặn bẩn sẽ làm kênh bề mặt tạo khoảng hở giữa gioăng và handle nước sẽ đi ra từ đó.
  • Máy sử dụng lâu ngày xảy ra tình trạng rách gioăng cao su.

Cách xử lý:

  • Gioăng cao su là linh kiện khấu hao nên sau 1 năm sử dụng máy chủ quán nên chủ động thay thế để đảm bảo máy được vận hành trơn tru. Ngoài ra nên vệ sinh headgroup thường xuyên nhằm đảm bảo cặn bẩn và bã cà phê không bị bám trên bề mặt gioăng.
  • Thường xuyên kiểm tra, bảo hành bảo dưỡng máy pha cà phê 6 tháng một lần để phát hiện kịp thời lỗi và thay thế gioăng tránh gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của quán.

5. Lỗi nước đun mãi không nóng hay nóng chậm
Nguyên nhân:

  • Do nguồn điện của quán cà phê yếu, nguồn điện không ổn định ở từng thời điểm sẽ ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của thanh đốt. Lúc này thanh đốt sẽ không thể làm việc ở hiệu suất 100% dẫn tới quá trình tạo nhiệt kém đun  nước lâu sôi. Ví dụ khi điện yếu thì bóng đèn sáng yếu thì nên kiểm tra nguồn điện.
  • Thông thường ở máy pha mỗi 1 điện trở sẽ có 3 cặp điện trở nếu 1 trong 3 cặp điện trở bị cháy thì thời gian đun nước sẽ lâu hơn, ảnh hưởng tới quá trình pha chế khi quán đông khách.
  • Rơ le áp suất có nhiệm vụ đóng mở tiếp điểm cấp điện cho thanh trở nếu rơ le áp suất bị hỏng đồng nghĩa với việc máy sẽ không đun được nước.
Cách khắc phục:
  • Bạn nên dùng ổn áp lioa để ổn định nguồn điện của quán luôn được duy trì.
  • Trong những trường hợp có thể kiểm tra rơ le áp suất có hỏng không để có biện pháp thay thế. Nếu không tự kiểm tra được thì hãy liên hệ đến các bộ phận hỗ trợ kỹ thuật.

6. Lỗi bật máy không lên nguồn
Nguyên Nhân: 

  • Máy pha cà phê sử dụng lâu có tình trạng tiếp điểm bật lâu ngày bị hỏng nhiều lần hay tiếp xúc kém sẽ dẫn đến tình trạng bật máy không lên nguồn.
  • Nhiều trường hợp cũng có thể do chuột và gián cắn dây nguồn ảnh hưởng đến nguồn điện của máy. Ngoài ra có thể do nguồn điện bị hỏng hoặc chập nguồn.
  • Trong một số trường hợp khác cũng có thể do máy hoạt động quá tải dẫn đến tình trạng cháy công tắc

Cách khắc phục: 

  • Nên để máy ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh những tình trạng máy bị ẩm làm ảnh hưởng đến nguồn điện của máy 
  • Hãy kiểm tra và bảo dưỡng máy định kỳ để phát hiện những lỗi do nguồn sớm nhất tránh gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của quán.

II. Một số lưu ý về linh kiện máy pha cafe

  • Linh kiện dễ thay và được thay nhiều nhất: Gioăng cao su
  • Gioăng là bộ phận thường xuyên gặp vấn đề bởi tính chất dễ bị hao mòn theo thời gian và là bộ phận dễ thay thế và có giá thành rẻ.
  • Đầu bơm tăng áp của máy pha cà phê là linh kiện dễ thay thế nhưng có giá thành cao.

III. Lưu ý khi sử dụng máy pha cà phê
Để máy pha không xảy ra tình trạng lỗi hãy nhớ vệ sinh thường xuyên mỗi khi sử dụng máy xong. Việc vệ sinh máy thường xuyên sẽ giúp máy hoạt động tốt hơn và giữ được tuổi thọ của máy lâu hơn.
Làm theo đúng thao tác và hướng dẫn đã được chỉ định tránh tính trạng hỏng máy pha cần sửa chữa.
Khi pha cà phê chỉ nên cho số lượng vừa đủ tránh trường hợp lỗi
Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo máy hoạt động ổn định
Để đảm bảo máy móc của bạn luôn hoạt động ổn định chủ quán hãy thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Kiểm tra thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện được lỗi và sửa chữa kịp thời.


Older post Newer post